Tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu
Các tiêu chuẩn chính áp dụng trong thiết kế của Trung Tâm Dữ Liệu:
– Uptime Tier Standard – Quy định về các chuẩn của hạ tầng trung tâm dữ liệu.
– TIA-942 (ANSI/TIA-942-2005, Approved: April 12, 2005), Telecommunication Infrastructure Standard for Data Centers:
Tiêu chuẩn hạ tầng viễn thông cho trung tâm dữ liệu.
– TIA-942 2012: Tiêu chuẩn hạ tầng viễn thông nâng cấp cho tiêu chuẩn TIA-942-2005.
– BICSI 002-1011: Data Center Design Best Practice.
– TCVN 9250:2012: Tiêu chuẩn quốc gia trung tâm dữ liệu – Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
– ASHRAE TC 9.9 Thermal Guidelines for Data Processing Environments – Những hướng dẫn về nhiệt cho các môi trường xử lý dữ liệu – phiên bản 2008.
– IEEE STD 1100 – 1999, IEEE Recommended Practices for Power and Grounding Electronic Equipment.
– EN 300 386- 2 – Tiêu chuẩn viễn thông về chống nhiễu điện từ trường.
– TCVN 9208:2012 – Lắp đặt cáp và dây điện cho các công trình công nghiệp.
– TCVN 7447 – Hệ thống lắp đặt điện hạ áp.
– TCXD 232:1999 “Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu”.
– TCVN 5687: 2010 về thiết kế hệ thống Thông gió, ĐHKK và sưởi ấm.
– QCXDVN 02:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
– TCVN 3254:1989 “An toàn cháy – Yêu cầu chung”.
– TCVN 5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật”.
– TCVN 7161-9:2002 “Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227EA.
– NFPA2001 “Standard on Clean Agent Fire Extinguishing Systems”: Tiêu chuẩn của hiệp hôi bảo vệ chông cháy quốc gia Mỹ về chất chống cháy sạch (an toàn với môi trường).
– EIA-310-D: Tiêu chuẩn về tủ rack, tấm ngăn, và thiết bị gắn bên trong.
Thiết kế hiện tại cho TTDL hướng tới việc đáp ứng các tiêu chí cấp 2
Tier II – của tiêu chuẩn TIA942 phiên bản 2012 của Hiệp hội viễn thông quốc tế, và các tiêu chí theo tiêu chuẩn của The Uptime Institute (TUI). Tiêu chuẩn TIA942 phiên bản 2012 là bộ các khuyến cáo phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-9250:2012.
Tuy nhiên bộ tiêu chuẩn TIA chỉ đưa ra các khuyến cáo chứ không cung cấp chứng chỉ xác thực, việc tuân thủ tiêu chí của Uptime nhằm lấy chứng chỉ cần được ưu tiên. TIA chủ yếu đưa ra các khuyến cáo không bắt buộc, trong khi các yêu cầu bắt buộc sẽ phải theo các tiêu chuẩn thành phần của các hiệp hội khác. Các yêu cầu của Uptime mặt khác đưa ra định hướng chứ không đưa ra chi tiết, để ngỏ sự sáng tạo theo điều kiện thực tế. Trong trường hợp này, các khuyến cáo của TIA sẽ cung cấp hướng dẫn thực hiện chi tiết nếu điều kiện cho phép.
Việc thiết kế theo tiêu chuẩn Tier II sẽ nâng cao độ tin cậy của hệ thống, hạn chế các sự cố có khả năng lan truyền (Single Point of Failure – SPoF). Tăng khả năng chịu lỗi của hệ thống cũng như tăng khả năng vận hành, bảo trì của hệ thống. Hệ thống do đó sẽ có tính sẵn sàng cao hơn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh tốt hơn.
Nhược điểm của thiết kế Tier II thông thường nằm ở chỗ độ dư thừa dành cho dự phòng (redundancy), độ dư thừa lớn thì sẽ tăng chi phí đầu tư cũng như chi phí năng lượng. Tuy nhiên, nếu áp dụng các công nghệ tân tiến như giám sát năng lượng chủ động, lựa chọn thiết bị tối ưu, thiết kế mặt bằng tối ưu, thi công xây lắp tối ưu, ta có thể kiểm soát được tiêu thụ năng lượng trong mức độ chấp nhận được. Các yêu cầu chính của hệ thống cơ điện theo TIER II của TIA-942 và The Uptime Institute (TUI) được tóm tắt trong bảng sau:
Tiêu chuẩn (TIA-942) |
Tier I | Tier II | Tier III | Tier IV |
Các thành phần công suất hỗ trợ thiết bị IT | N | N+1 | N+1 | N |
(Active capacity component to support IT load) | ||||
Số đường phân phối | 1 | 1 | 1 đường chính và 1 dự phòng | 2 đường hoạt động đồng thời |
(Distribution path) | ||||
Bảo trì đồng thời | Không | Không | Bắt buộc | Bắt buộc |
(concurrent maintenance) | ||||
Chịu lỗi | Không | Không | Không | Bắt buộc |
(fault tolerance – single event) | ||||
Tách biệt các thành phần | Không | Không | Không | Bắt buộc |
(Compartmentalization) | ||||
Làm mát liên tục | Phụ thuộc tải | Phụ thuộc tải | Phụ thuộc tải | Bắt buộc |
(Countinuous Cooling) |
(Tài liệu tham khảo: Tier Classification Define Site Infrastructure Performance, Uptime Institute)
Để tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn TIER II theo TIA-942 và TUI,
Hệ thống cơ điện phục vụ cho thiết bị IT phải đạt các tiêu chí:
– Dự phòng UPS theo chế độ N+1.
– Làm mát liên tục: tuỳ thuộc vào mật độ công suất của thiết bị IT trong TTDL.
Việc tính công suất các thiết bị cung cấp công suất đòi hỏi phải được tính trong trường hợp đặc biệt bất lợi về môi trường hoạt động (được thống kê trong 20 năm) mà thiết bị vẫn phải đảm bảo hoạt động liên tục.
Yêu cầu này áp dụng đối với tất cả các thiết bị cung cấp công suất từ máy phát điện, trạm biến áp,
Thiết bị giải nhiệt gió condenser, UPS, điều hòa thông gió.
Ngoài ra, các hạng mục thiết bị cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia (như phòng cháy chữa cháy).
“Nếu một người tự tin tiến về phía những giấc mơ của mình và nỗ lực sống một cuộc sống mà mình mong muốn, thì anh ta sẽ gặp một thành công bất ngờ vào một lúc không ngờ tới” – HENRY DAVID THOREAU
Hãy đặt nền móng cho sự hợp tác bằng cách gọi cho tôi
(Mr Hoàng) Hotline: 0374585868
Website: VOIMT.COM
thông tin rất bổ ích
Bài viết chứa nhiều thông tin bổ ích, hy vọng bạn cố gắng nhiều hơn nữa. Chúc bạn thành công!
Tư vấn giúp chúng tôi giải pháp phòng datacenter đạt tiêu chuẩn TIA III
harum optio consequuntur sit optio id voluptas.