CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾP TỪ khái niệm cơ bản về Bếp từ:
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾP TỪ:
Bếp điện từ hay còn gọi là bếp từ là: Một chiếc bếp chạy bẳng điện có nhiệm vụ biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Bếp từ dùng để nấu chin thức ăn. Nhìn chung các bếp điện từ có hình dáng vuông hoặc hình chữ nhật. Bếp từ bề dày khoảng từ 7cm đến 25cm tùy từng kiểu bếp. Bề mặt bếp từ được làm bằng kính chịu nhiệt có độ bền cao. Trên mặt bếp còn có các phím nhấn điều khiển để người sử dụng. Người dễ dàng chọn chế độ nấu cũng như hẹn giờ tắt bếp theo ý muốn. Các đèn báo chỉ thị sẽ cho người sử dụng biết bếp đang hoạt ở chế độ nào. Công suất của bếp cũng như thời gian còn lại bếp sẽ tắt.
cấu tạo chung nhất cho mọi bếp từ sẽ gồm các bộ phận sau
a) Bo mạch chính:
Là một bo mạch điện tử quyết định toàn bộ hoạt động bếp từ. Trên bo mạch này sẽ có rất nhiều linh kiện điện tử như điện trở điện , cuộn cảm, biến dòng, biến trở, cảm biến nhiệt, biến áp xung, diode cầu, IGBT, IC …
Thông thường các bo mạch chính sẽ dễ nhận thấy bỡi nó là: Một bo mạch có kích thước lớn nhất bên trong bếp. Tùy từng kiểu bếp mà bo mạch chính có kích thước to nhỏ khác nhau hoặc dùng những kiểu linh kiện khác nhau. Với bếp từ đơn, kích thước nhỏ thì bo mạch chính thư kiểu mạch in một lớp. Với bếp từ đôi thì bo mạch chính có kích thước lớn hơn được chế tạo theo kiểu mạch in hai lớp phức tạp hơn.
b) Bo điều khiển, hiển thị:
Bo điều khiển là một bo mạch có nhiệm vụ hiển thị. Bo điều khiển cho người sử dụng biết chế độ hoạt động của bếp. Bo cũng như nhận lệnh thao tác của người dùng thông qua các phím nhấn. Thông thường các bo điều khiển và hiển thị có cấu tạo đơn giản hơn bo mạch chính. các linh kiện chủ yếu là đèn Led chỉ thị và các phím nhấn chọn chức năng nấu của bếp. Với các bếp từ cổ điển thì các phím nhấn vẫn là: Các phím nhấn cơ học cổ điển còn với các bếp từ hiện đại thì các phím nhấn cảm ứng được sử dụng phổ biến.
c) Mâm dây :
Thực chất đây được coi là một cuộn dây được quấn với hình dạng một cái đĩa tròn có đường kính từ 9 đến 25cm tùy từng bếp. Mâm dây này chính là nơi tạo ra từ trường để làm nóng nồi đặt lên bếp. Quá trình chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng sẽ được thông qua mâm dây này. Dĩ nhiên nguyên lý hoạt động của bếp từ không giống bếp điện hồng ngoại lên mâm dây này không hề nóng mà chỉ phát ra xung từ trường rất mạnh làm nồi từ phát nóng.
d) Quạt điện làm mát:
Tuy là chi tiết phụ nhưng rất quan trọng đối với sự hoạt động ổn định của bêp từ. Khi bếp từ hoạt động các linh kiện điện tử sẽ phát nhiệt làm cho bếp nóng dần. Với linh kiện điện tử thì nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân gây hỏng hóc hàng đầu. Bởi vì thế cần quạt tản nhiệt làm mát cho nó. Với kinh nghiệm sửa chữa cho hàng ngàn chiếc bếp từ thì tôi biết rằng:
Hầu hết các quạt làm mát đều là: Những động cơ không chổi than, hoạt động với điện áp một chiều 18V.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾP TỪ: Các quạt điện làm mát này cần được cắm đúng chiều (+) , (-) thì quạt mới hoạt động được. Rất ít khi quạt này hỏng phần điện, chủ yêu hỏng phần cơ như gãy cánh, khô dầu, bong vít bắt cố định.
Lưu ý: Người ta vẫn dùng bộ lưu điện để back up cho bếp từ khi mất điện.
Hãy đặt nền móng cho sự hợp tác bằng cách gọi cho tôi
(Mr Hoàng) Hotline: 0374585868
Website: VOIMT.COM